Hàng chục chuyên gia đầu ngành về ung bướu các lĩnh vực cùng dồn sức hội chẩn ca bệnh nặng tại Điện Biên
Đến tháng 10/2019, bệnh nhân khó thở, đau ngực, quay lại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên khám. Lúc này khối u đã di căn đến màng tim, màng phổi nhưng do kinh tế khó khăn nên chị L. chỉ điều trị triệu chứng.
Đến tháng 2 năm nay, khi tình trạng khó thở tăng nặng, bệnh nhân mới đồng ý điều trị hoá chất giảm nhẹ. Sau 5 chu kỳ, các triệu chứng khó thở, tức ngực thuyên giảm. Tuy nhiên ngay lần tái khám kế tiếp, khi thấy khối u tiến triển chậm, không ảnh hưởng nhiều sức khoẻ, bệnh nhân lại xin về, không điều trị.
Cách đây 3 tháng, bệnh nhân tiến triển nặng, khó thở nhiều, đau ngực phải âm ỉ, cơ thể suy kiệt kèm theo tràn dịch màng tim, màng phổi. Bác sĩ phát hiện ung thư di căn hạch thượng đòn kích thước 3x4 cm, gần màng tim có khối u kích cỡ 2,3 cm… Do cơ thể bệnh nhân quá yếu nên không thể dùng hoá chất.
Các chuyên gia tại Bệnh viện K nhận định, đây trường hợp ung thư buồng trứng tái phát giai đoạn cuối, đã di căn vào màng phổi, màng tim, chảy nhiều dịch, nhiều hạch dọc động mạch chủ bụng, hạch tiểu khung, kích thước hạch lớn nhất 3x2 cm, tiên lượng rất xấu.
Hình ảnh khối u và hình ảnh tràn dịch màng phổi của bệnh nhân L.
ThS.BS Lê Trí Chinh, Trưởng khoa Ngoai phụ khoa, Bệnh viện K đánh giá, tình trạng của bệnh nhân cần cấp cứu, can thiệp dẫn lưu màng tim, màng phổi. Với tình hình hiện tại, bác sĩ không thể can thiệp phẫu thuật.
“Điều rất đáng tiếc là từ tháng 10/2018, bệnh nhân đã tái phát nhưng đến tận tháng 2/2020 mới tiếp tục điều trị hóa chất. Thời gian bỏ trống quá dài, quá là đáng tiếc”, BS Chinh nói.
TS.BS Hàn Thị Thanh Bình, Phó khoa Nội 5 cho rằng, chỉ sau 6 tháng phẫu thuật từ giai đoạn 1C tiến triển di căn là rất nhanh. Sau đó bệnh nhân lại lỡ cơ hội điều trị, giờ phương án cuối là phải dùng hoá chất.
Tuy nhiên khi xem xét kỹ, các chuyên gia Bệnh viện K đánh giá, với trường hợp bệnh nhân L. nếu áp dụng phác đồ mới, tỉ lệ đáp ứng cũng chỉ dưới 20% và chỉ có thể duy trì tối đa 2-3 tháng.
Do đó, bác sĩ sẽ trao đổi kỹ với gia đình xem có nên tiếp tục điều trị hóa chất hay chăm sóc giảm nhẹ vì tình trạng bệnh nhân rất nặng.
PGS Quảng lưu ý cần ưu tiên dẫn lưu màng tim cho bệnh nhân để tránh chèn ép đường thở
PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho rằng, trường hợp không dùng hoá chất, cơ hội của bệnh nhân cũng 50-50, khi đó chỉ có thể dẫn lưu màng tim vì nếu chèn ép tim khó thở có thể tử vong ngay. Không thể dẫn lưu màng phổi cùng lúc vì dịch sẽ tiết liên tục khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy kiệt nhanh hơn.
Ngoài ca bệnh nói trên, trong buổi hội chẩn từ xa, các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện K còn hội chẩn cho ca bệnh ung thư đại trực tràng di căn tại đầu Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ca ung thư Sarcom phần mềm di căn phổi, xương tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ.
Ngay trong buổi hội chẩn ngày 31/8, có 64 cơ sở y tế trong cả nước cũng theo dõi trực tiếp các ca bệnh để học hỏi, rút kinh nghiệm, điểm xa nhất là bệnh viện tuyến huyện tại Điện Biên.
PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K nhìn nhận, việc phát triển đề án hội chẩn từ xa trực tuyến trong thời điểm hiện tại thực sự mang lại rất nhiều ý nghĩa, vừa giúp đảm bảo giãn cách xã hội, vừa giúp giảm quá tải tuyến trên trong khi chất lượng chuyên môn tuyến dưới nâng cao thấy rõ.
“Dù khám chữa bệnh từ xa nhưng chất lượng không khác biệt nhiều lắm do tuyến dưới đã được chúng tôi đào tạo, đã nắm được kiến thức, khi không có thầy ở cạnh có thể thiếu tự tin, nhưng giờ thầy từ xa hỗ trợ trực tiếp thì khó ở đâu, chỉ cần thầy chỉ các trò sẽ làm được tiếp ngay”, PGS Quảng chia sẻ.
Người dân được hưởng các dịch vụ y tế tốt, chuyên môn cao ngay tại chính địa phương của mình, góp phần giảm bớt chi phí điều trị, giảm gánh nặng bệnh tật, tạo lòng tin và an tâm điều trị cho người bệnh.
Dù vậy, PGS Quảng cho rằng để hệ thống khám chữa bệnh từ xa thực sự có hiệu quả, ngoài việc các cơ sở y tế chuẩn bị tốt hạ tầng kết nối, rất cần hợp thức hoá các chi phí khám chữa bệnh để có cơ chế thanh toán phù hợp.
Thúy Hạnh
Để nâng cao chất lượng y tế cơ sở, Bộ Y tế yêu cầu 1 bác sĩ tuyến trung ương sẽ phải hỗ trợ cho ít nhất 10 thầy thuốc tuyến dưới.
" alt=""/>Hàng chục chuyên gia tìm cách cứu người phụ nữ ung thư chỉ còn sống 2 thángPGS.TS Lương Ngọc Khuê cùng các chuyên gia hội chẩn trực tuyến từ đầu cầu Bộ Y tế. Ảnh: Lê Hảo
Ngoài bệnh nhân 416 đang can thiệp ECMO 5 ngày nay, từ chiều 29/7, bệnh nhân 437, 61 tuổi cũng đã phải dùng đến hệ thống tim phổi nhân tạo – ECMO.
Bệnh nhân 437 có tiền sử suy thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rung nhĩ đã đốt điện, gout đã điều trị tại BV Đà Nẵng trong thời gian dài.
Để tránh quá tải, ngay đêm qua, 2 bệnh nhân 436 và 438 cũng đã được chuyển BV Trung ương Huế cơ sở 2 để tiếp tục cách ly, điều trị. Trong đó, bệnh nhân 436 bị suy thận mạn giai đoạn cuối, bệnh nhân 438 bị ung thư niệu quản đã phẫu thuật. Cả 2 hiện đang phải thở máy, duy trì thuốc an thần.
Riêng bệnh nhân 418, sức khoẻ chưa có nhiều tiến triển, tình trạng nhiễm trùng tăng lên so với 2 ngày trước nhưng các chỉ số thông khí, oxy vẫn đảm bảo nên chưa có chỉ định can thiệp ECMO.
Phía BV Đà Nẵng đề nghị trong thời gian tới sẽ tiếp tục chuyển bệnh nhân nặng, có bệnh nền ra BV Trung ương Huế điều trị.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu BV Trung ương Huế nhanh chóng sắp xếp khoa phòng, lắp đặt lại trang thiết bị để “chia lửa” điều trị với BV Đà Nẵng. Nếu có khó khăn gì cấn báo cáo ngay Bộ Y tế để có phương án hỗ trợ kịp thời với nỗ lực cao nhất để cứu chữa các bệnh nhân.
Với trường hợp bệnh nhân 433, 67 tuổi đang điều trị tại BV đa khoa Trung ương Quảng Nam, PGS Khuê yêu cầu theo dõi sát bệnh nhân, không được chủ quan lơ là.
Để hỗ trợ Quảng Nam, ngay trong sáng mai, đoàn công tác của BV Bạch Mai do GS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc bệnh viện sẽ vào BV đa khoa Trung ương Quảng Nam để hỗ trợ điều trị và sắp xếp lại hệ thống xét nghiệm cho bệnh viện.
Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhấn mạnh, cuộc chiến Covid-19 phía trước còn rất nhiều thử thách, nên việc đầu tiên cần phải bảo vệ các nhân viên y tế.
“Các bệnh viện tuyệt đối không được chủ quan, lơ là dù chỉ một phút trong điều trị Covid-19, bởi căn bệnh này rất nguy hiểm, lơ là một chút là bệnh nhân có thể diễn biến xấu rất nhanh. Chúng ta phải nỗ lực cao nhất, không để có bệnh nhân tử vong”, PGS Khuê nhấn mạnh.
Tính đến tối 29/7, chỉ trong vòng 5 ngày qua, Việt Nam đã ghi nhận 34 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng tại 6 tỉnh gồm: Đà Nẵng (26 ca), Quảng Nam (3 ca), Quảng Ngãi (1 ca), Hà Nội (1 ca), TP.HCM (2 ca) và Đắk Lắk (1 ca).
Thúy Hạnh
Sở Y tế Hà Nội và TP.HCM vừa có thông tin chi tiết về lịch trình của ca nhiễm bệnh Covid-19 mới nhất.
" alt=""/>2 bệnh nhân Covid ở Đà Nẵng đang phải can thiệp ECMOTrụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin-Truyền thông Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap
Lâu nay, nước này vẫn luôn xác định khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển nhanh, nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của kinh tế đất nước và đặc biệt là quá trình chuyển đổi số, do đó, đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích để phát triển khoa học công nghệ, trong đó có việc công bố "Thỏa thuận Mới về Kỹ thuật số" (Digital New Deal) và Thỏa thuận Mới Toàn diện hướng tới người dân phiên bản Hàn Quốc vào tháng 7/2020 nhằm đưa nước này vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-19, vươn lên trở thành quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số. Tròn 1 năm sau sự kiện này, phóng viên TTXVN tại Seoul đã có cuộc phỏng vấn ông Park Yun Kyu, Thứ trưởng phụ trách bộ phận xây dựng chính sách công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin-truyền thông Hàn Quốc về công cuộc chuyển đổi số của nước này.
Theo ông Park Yun Kyu, Chính phủ Hàn Quốc đang tích cực theo đuổi các chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong nền kinh tế và trong xã hội, chẳng hạn như các chính sách về dữ liệu lớn, mạng và trí tuệ nhân tạo. Nhờ chuyển đổi số, sự tiện lợi trong cuộc sống người dân đang được cải thiện và năng suất của các doanh nghiệp tăng lên, đảm bảo các động lực tăng trưởng mới. Hiện Hàn Quốc đang đứng thứ 8/63 quốc gia được khảo sát trong Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh số năm 2020 của Viện Nghiên cứu Phát triển Quản lý Thụy Sĩ (IMD) và xếp thứ hai về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc (LHQ).
Ông Park Yun Kyu cho rằng Hàn Quốc có nhiều lợi thế trong quá trình chuyển đổi số, trong đó phải kể tới cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt nhất thế giới, sự đón nhận chuyển đổi của dân chúng và nguồn nhân lực xuất sắc. Hàn Quốc đã và đang đi đầu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hàng đầu thế giới. Hàn Quốc chính là nước thương mại hóa mạng 5G đầu tiên trên thế giới (vào năm 2019). Dựa trên cơ sở hạ tầng này, các công ty và chính phủ đẩy nhanh việc cung cấp các dịch vụ mới kỹ thuật số. Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh ở nước này lên tới hơn 95%, vì vậy, người dân đều đã quen với việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật số. Đây chính là một yếu tố quan trọng tạo điều kiện thúc đẩy quá trình chuyển đổi số nhanh chóng. Ngoài ra, việc Hàn Quốc có rất nhiều nhân tài với trình độ học vấn cao cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy chuyển đổi số.
Đầu tháng 1 vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin Hàn Quốc đã công bố kế hoạch đầu tư 262,6 tỷ won (242 triệu USD) nhằm tăng cường đào tạo về AI và phần mềm trong năm 2021. Đây là một phần trong “Thỏa thuận Mới về Kỹ thuật số”, trong đó có việc xây dựng "đập dữ liệu (thu thập dữ liệu từ các nguồn công, tư rồi chuẩn hóa dữ liệu để có thể phân tích được chúng) và đưa các sáng kiến ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trên cơ sở mạng 5G vào tất cả các lĩnh vực.
Theo kế hoạch trên, khoảng 16.000 chuyên gia trong lĩnh vực AI và phần mềm sẽ được đào tạo trong năm 2021, nhằm có được 100.000 lao động kỹ thuật cao trong các ngành vào năm 2025. Bên cạnh đó, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc còn có kế hoạch đưa thêm 2 chương trình đào tạo chuyên về AI sau đại học trong năm nay, nâng tổng số chương trình dạng này lên 10; cung cấp hỗ trợ cho 42 phòng thí nghiệm phần mềm, tập trung vào công nghệ AI và dữ liệu lớn (big data). Ngoài ra, bộ cũng sẽ chỉ định khoảng 500 trường tiểu học và trung học cơ sở đào tạo về AI; thành lập một trường tập trung vào lĩnh vực phần mềm tại thành phố cảng Busan ở miền Nam.
Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ thông tin-truyền thông Hàn Quốc nêu rõ nước này xác định "Thỏa thuận Mới về Kỹ thuật số" là một dự án quy mô lớn nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch COVID-19 gây ra thông qua quá trình chuyển đổi số của toàn bộ nền kinh tế và xã hội Hàn Quốc. Đây là một biện pháp khẩn cấp để vượt qua tình trạng mất ổn định về công việc do dịch COVID-19 gây ra. Về dài hạn, có thể nói chính sách này thúc đẩy việc thiết lập cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin-truyền thông quy mô lớn như “đập dữ liệu”, nền tảng của nền kinh tế số và thúc đẩy nền kinh tế dữ liệu để thúc đẩy các ngành công nghiệp mới và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của các ngành công nghiệp truyền thống và tăng cường khả năng cạnh tranh. "Thỏa thuận Mới về Kỹ thuật số" bao gồm 4 nội dung: tăng cường hệ sinh thái, chuyển đổi số cơ sở hạ tầng giáo dục, phát triển ngành công nghiệp không tiếp xúc và số hóa các trung tâm an ninh mạng (SOC). Cho đến nay, 18 bộ liên quan, các tổ chức nhà nước và các công ty tư nhân bao gồm cả các doanh nghiệp vừa-nhỏ và các công ty khởi nghiệp đã tích cực tham gia Thỏa thuận này. Những thay đổi trong hệ sinh thái số đang diễn ra mạnh mẽ tại Hàn Quốc và người dân nước này hoàn toàn có thể cảm nhận được kết quả.
"Dr Answer" - bác sĩ trí tuệ nhân tạo, là một ví dụ tiêu biểu cho thấy những thay đổi trong cuộc sống nhờ chuyển đổi số. Dr. Answer, được phát triển bằng cách liên kết và phân tích các dữ liệu y tế khác nhau, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị 8 bệnh, trong đó có ung thư đại trực tràng và các bệnh hiếm gặp ở trẻ em, giúp cải thiện độ chính xác và giảm thời gian chẩn đoán. Thống kê cho thấy, đã có sự cải thiện độ chính xác trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng từ 74-81% lên 92%, rút ngắn thời gian chẩn đoán đối với bệnh hiếm gặp ở trẻ em 5 tuổi xuống còn 15 phút...
Về tầm quan trọng của chính sách hòa nhập số của Hàn Quốc, ông Park Yun Kyu nhấn mạnh hệ thống theo dõi bệnh truyền nhiễm sử dụng dữ liệu lớn, giáo dục từ xa và truyền thông là cốt lõi của Hệ thống Kiểm dịch Hàn Quốc (K-Quarantine). Ông nhấn mạnh nếu "Thỏa thuận Mới về Kỹ thuật số" là một chiến lược hàng đầu để khám phá động cơ tăng trưởng mới của Hàn Quốc, thì chính sách hòa nhập số đóng vai trò như một mạng lưới an sinh để mọi người dân tận hưởng lợi ích của các công nghệ và dịch vụ số một cách đồng đều mà không bị phân biệt đối xử hoặc bỏ rơi. Trong bối cảnh có nhiều người hoàn cảnh như người già, người có thu nhập thấp và người tàn tật, gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thay đổi, Hàn Quốc đã tổ chức 1.000 “lớp học kỹ thuật số”mỗi năm sử dụng các không gian sống như trung tâm cộng đồng, thư viện và trung tâm dành cho người cao tuổi để bất kỳ ai muốn học công nghệ kỹ thuật số có thể học ngay gần nhà họ. Hiện Hàn Quốc đang có kế hoạch xây dựng mạng Internet tốc độ cao ở khoảng 1.300 vùng nông thôn và làng chài, đồng thời mở rộng sóng Wi-Fi công cộng tới 410.000 địa điểm công cộng để mọi người dân có thể truy cập mạng mọi lúc, mọi nơi mà không bị phân biệt đối xử.
Theo Baotintuc
Chuyển đổi số nhằm làm cho chính quyền hiện đại hơn, thông minh hơn và có sức chống chịu cao hơn.
" alt=""/>Hàn Quốc nỗ lực vươn lên trở thành quốc gia hàng đầu về chuyển đổi số